Vi:Vietnam Mapping Guide

From OpenStreetMap Wiki
Jump to navigation Jump to search


File:West Hanoi.jpg
Khu đô thị phía Tây Hà Nội

Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nổi trội nhất ở khu vực Đông Á. Những cải cách kinh tế - xã hội thực hiện từ Đổi Mới, đã thúc đẩy kinh tế phát triển, biến một quốc gia từng là một trong những nước đang phát triển thành một quốc gia có mức thu nhập tầm trung. Nhu cầu cao về việc quản lý đất đai và quy hoạch đã dẫn đến sự gia tăng dữ liệu bản đồ mở mà bất kỳ ai đều có thể truy cập, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các nhà sản xuất bản đồ trong nước. Tuy nhiên, sự thiếu quan tâm và thiếu liên kết giữa những người đóng góp cho OpenStreetMap tại Việt Nam đã dẫn đến sự xung đột trong tính năng gắn thẻ của chức năng này.

Bài viết này nhằm cung cấp những thao tác cơ bản, phổ biến trong việc lập bản đồ OSM tại Việt Nam. Nó chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Tuanlfan từ năm 2012 và sự hợp tác của anh ấy với những nhà lập bản đồ khác trên thế giới.

Nếu bạn muốn đặt câu hỏi hoặc để lại nhận xét, vui lòng điền vào trang thảo luận ở trên.

Mục tiêu và mục đích

Mục tiêu và mục đích của việc lập bản đồ Việt Nam trên OSM là:

  • Tạo ra một bản đồ với dữ liệu phong phú, bao gồm nhiều loại đối tượng địa lý khác nhau với các nhãn tên phù hợp.
  • Việc lập bản đồ một đối tượng (bất kỳ thứ gì), một nơi (địa điểm) phải được hoàn thành càng nhanh càng tốt với khả năng và kiến thức đầy đủ nhất của người đóng góp.
  • Những người đóng góp phải thể hiện được tính đồng đội và hợp tác trong quá trình này. Mọi mâu thuẫn phải được giải quyết bằng cách thảo luận và thấu hiểu lẫn nhau.
  • Sử dụng các nguồn hợp lý và đáng tin cậy cho dữ liệu được chèn vào OSM.

Đường sá và đường mòn

Đường sá

Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh BÌnh. Mỗi chiều của đường cao tốc này vẽ thành highway=motorway

Khu vực thành thị

  • highway=motorway: đường cao tốc hoặc xa lộ, thường được thể hiện với tiền tố CT. (Tiếng việt: cao tốc hoặc đường cao tốc). Đây là những đường được chính phủ xếp vào loại đường cao tốc. Những đường cao tốc nằm ở trên cao thường xuất hiện ở các khu đô thị nơi cho phép lưu thông tốc độ cao, và ở các đường cao tốc nối liền với cao tốc liên tỉnh.
  • highway=trunk các tuyến đường trục: những con đường chính rộng lớn dẫn đến những thành phố lớn, hoặc những con đường huyết mạch bên trong một thành phố lớn (không phải đường dành cho ô tô), thường có nhiều làn, nối liền các quận nội thành. Ví dụ: Xa lộ Hà Nội ở thành phố Hồ Chí Minh.
  • highway=primary Các đường huyết mạnh trong thành phố: những con đường rộng nối với các quận trong thành phố lớn, thường nối một số quận nội thành, có lưu lượng giao thông lớn nhưng có tầm quan trọng thấp hơn đường trục.
  • highway=tertiary Đây là đường chính trong một khu phố, ngoại ô và phường. Một đường nối với nhiều đường trong khu dân cư với nhau.
  • highway=residential. Một con đường công cộng bất kỳ trong thành phố và không có tầm quan trọng cao. Tối thiểu hai xe ô tô có thể lái xe an toàn trên con đường này.
    • Nếu một đường có nhiều văn phòng và nhà dọc hai bên, nó nên được gắn nhãn là khu dân cư.
    • Nếu một đường là hai đường nhỏ (ngõ hoặc con đường nhỏ hẹp nơi chỉ một xe ô tô hoặc hai xe máy có thể chạy an toàn, có thể gắn nhãn cho chúng là hẻm.
    • Nếu một đường trong khu dân cư dẫn đến vùng nông thôn, nơi có phần lớn là các nông trại dọc trên đường thì đoạn đường đó phải được gắn thẻ highway=unclassified (đường chưa được phân loại)
  • highway=unclassified Đường chưa được phân loại trong khu công nghiệp: đường côngcộng trong khu công nghiệp nơi mà dọc hai bên đường hầu hết là các công trình công nghiệp.

Khu vực nông thôn và ngoại thành

  • highway=motorway đường cao tốc, thường được đánh số với tiền tố CT. (Tiếng việt: cao tốc hoặc đường cao tốc), những bộ phận của mạng lưới đường cao tốc quốc gia.
  • highway=trunk các tuyến quốc lộ. Những con đường dài và rộng nối với các tỉnh và các vùng trung tâm của Việt Nam, thường có tiền tố QL. (Quốc lộ national route).
  • highway=primary Các tuyến quốc lộ nhỏ hơn, cũng có tiền tố QL. nối với những tỉnh nhỏ hơn hoặc chỉ nối 2 tỉnh.
    • Một số đường tỉnh lớn, viết tắt là ĐT. (Đường tỉnh) nối với nhiều thành phố và quận trong một tỉnh, thường đóng vai trò quan trọng và có lưu lượng giao thông lớn.
      Tỉnh lộ 953 đoạn qua TX Tân Châu, tỉnh An Giang. Là tỉnh lộ, được gán nhãn highway=secondary
  • highway=secondary Con đường tỉnh. Nhãn tiêu chuẩn cho hầu hết đường tỉnh là ĐH. nối các huyện nông thôn và thành phố với nhau.
  • highway=tertiary Chỉ có một con đường chính nối xã này với xã kia, thường dẫn đến trụ sở chính quyền (văn phòng ủy ban nhân dân xã). Nhãn tiêu chuẩn cho những đường ở huyện là Đường huyện, viết tắt ĐH.
  • highway=residential Một con đường công cộng bất kỳ trong thôn, làng, một khu dân cư và nơi có nhiều nhà dân.
  • highway=unclassified Nhãn tiêu chuẩn cho hầu hết các đường nối huyện với thôn, nơi có ít nhà dọc hai bên đường. Hãy nhớ gắn thẻ chất lượng bề mặt nếu có thể.
  • highway=track Những đường dẫn đến nông trại, chỉ nối các làng với nông trại. Những đường rừng được dùng để quản lý rừng cũng thuộc loại đường này.

Đường nhánh

tiếng Anh: slip ways, slip lane, on-ramp và off-ramp

  • highway=motorway_link: lối đi dùng để đi vào đường cao tốc hoặc đi ra khỏi đường cao tốc.
  • highway=primary_link: lối đi dùng để đi vào các con đường chính hoặc đi ra khỏi các con đường chính.

Các loại đường khác

Đường nội bộ

Đường nội bộ thuộc sở hữu tư nhân, khu công nghiệp, khu vực chính phủ và khu quân sự. Phương tiện công cộng thường không được phép vào và khi vào phải có giấy phép.

  • highway=service Bất kỳ đường nào ở trong khu vực nói trên chẳng hạn như đường từ cổng vào đến bãi đỗ xe, gara và điểm giao hàng.
  • oneway=yes Được sử dụng nếu đường đó chỉ có một chiều
Đường lái xe vào nhà

Những đường nối với gara hoặc sân nhà riêng với đường công cộng, thường rất ngắn. Gắn nhãn đường đó như sau:

  • highway=service
  • service=driveway
Đường drive-through
Một lối drive through tiêu biểu

Lối chạy xe để mua thức ăn nhanh, thường gọi là drive-thru.

  • highway=service
  • service=drivethrough
  • oneway=yes . Thường sử dụng nhãn này, vì các đường này có một chiều
Đường trong bãi đậu xe
Đường trong hình là một parking aisle.

Các làn đường trong khu vực bãi đậu xe.

  • highway=service
  • service=parking_aisle
  • oneway=yes Nếu đường một chiều, nhớ dùng gãn này.
Ngõ, hẻm và những đường nhỏ hơn

Đường công cộng, nhỏ hẹp chỉ có 1 xe ô tô hoặc 2 xe máy có thể chạy an toàn và những đường nhỏ hơn nó có thể gắn nhãn là ngõ.

Quy trình gắn thẻ cho các con hẻm
Nhãn Giá trị Giải thích Ví dụ Link
highway service bắt buộc dùng 2 thẻ này
service alley
name * Tên hẻm Hẻm 10 Lê Hồng Phong

Lưu ý: Nhiều con hẻm đã được mở rộng thành đường lớn, nhưng vẫn mang tên cũ là "Hẻm...". Phải gắn thẻ các con đường này bằng highway=residential.

Phố đi bộ và quảng trường

  • highway=pedestrian: Phố đi bộ. Thường được sử dụng như một đường công cộng thông thường, sau đó bị đóng cửa và giờ đây chỉ dành cho người đi bộ. Trong phố đi bộ, hầu hết ô tô và xe cơ giới bị cấm vào.

Ví dụ: Phố đi bộ Bùi Viện, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Đường cho phép người đi bộ và xe cơ giới đi chung, là living_street
    highway=living_street: Living street. Đường trong một khu dân cư nhỏ được thiết kế làm đường cho cả người đi bộ lẫn các phương tiện cơ giới lưu thông. Những đường này được xây dựng cùng loại với vỉa hè. Các phương tiện cơ giới vẫn có thể đi qua với vận tốc thấp.

Khác biệt giữa phố đi bộ và living street?

- Phố đi bộ: hoàn toàn cấm xe cơ giới. Người đi bộ và xe đạp là chủ đạo.

- Living street: xe cơ giới được phép chạy, với vận tốc thấp. Người đi bộ và xe đạp có thể đi chung trên đường với xe.


Quảng trường và quảng trường công cộng

Các khu vực công cộng dành cho người đi bộ được tái thiết kế là một không gian mở, rộng lớn dành cho mọi người. Một số không gian lớn dành cho người đi bộ bên trong công viên và mở rộng vỉa hè cũng thuộc loại này.

Bước 1

Vẽ một khu vực xung quanh vị trí của khu vực dành cho người đi bộ.

Bước 2
Gắn thẻ bất kỳ thứ gì bên trong quảng trường (nếu có)
Nhãn Giá trị Ý nghĩa Ví dụ Link
landuse grass bồn cỏ
landuse flowerbed bồn hoa
building yes Bất kỳ tòa nhà, công trình xây trong quảng trường
amenity bench ghế đá
amenity waste_basket thùng rác
tourist information
information board Bảng chỉ dẫn chỉ có thông tin
Bước 3

Tạo đa giác lồng ghép. Gắn nhãn cho khu vực vừa vẽ bên ngoài như ở bước 1, những tòa nhà và mục đích sử dụng đất ở bước 2 là của đa giác phía bên trong. Sau đó gắn nhãn mối quan hệ như sau:

Gắn thẻ mối quan hệ
Nhãn Giá trị Hướng dẫn Ví dụ Link
highway pedestrian
area yes This converts the said way to an area

Đặt tên quảng trường

Để đặt tên quảng trường, ấn vào phần khu vực như ở Bước 1. Đặt tên như dưới đây:

  • place=square
  • name=tên quảng trường

Không được đặt tên của đa giác ở ví dụ này như (ở Bước 3), vì đó là cách đặt tên sai về mặt kỹ thuật. Đa giác ở ví dụ này phải bao phủ toàn bộ khu vực của địa điểm không như ở bước 3 là có các đa giác khác nằm bên trong nó.

Lối đi bộ trong công viên này là highway=footway

Lối đi bộ

  • highway=footway. Lối đi bộ trong công viên, hoặc khu vực công cộng hoặc tư nhân. Xe đạp có thể được phép lưu thông.(thêm vào foot=yes)
  • highway=cycleway. Những đường được xây dựng lâu đời trong công viên và khu vực công cộng, được thiết kế dành cho xe đạp. Người đi bộ cũng có thể được phép lưu thông. (thêm vào bicycle=yes).

Lối đi bộ khác phố đi bộ ra sao?

- Lối đi bộ: Bất kỳ lối mòn, lối đi bộ có lát gạch hoặc không lát gạch, chủ yếu dành cho người đi bộ.

- Phố đi bộ: Con đường lớn, thường có tên, vốn dành cho xe cơ giới. Nay chỉ dành cho người đi bộ.


Vỉa hè

Gắn thẻ cho vỉa hè
Nhãn Giá trị Giải thích Example Link
highway footway
footway sidewalk This emphasize the said way as sidewalk

Đánh số

Cần đánh số các đường quốc lộ, tỉnh, và huyện theo quy định nhà nước.

Cú pháp: ref=*

Quy định giá trị cho các loại đường
Nhãn Giá trị Giải thích Ví dụ
ref QL.* Quốc lộ ref=QL.1
ref ĐT. Đường tỉnh ref=ĐT.995
ref ĐH. Đường huyện ref=ĐH.3

Các đường quốc tế, đánh số theo cú pháp int_ref=*

Ví dụ: int_ref=AH.17 (Đường xuyên Á số 17)

Đặt tên đường

Nếu con đường có tên, phải gõ tên đường vào bằng các thẻ:

  • name=* dành cho tên chính của đường
  • official_name=* dành cho tên có thể loại

Thông thường

Theo thói quen sử dụng từ trước đến nay, không cầnthể loại đường phố trong tên gọi.

Ví dụ: Đường Lê Hồng Phong

highway=* name=Lê Hồng Phong

Khuyến khích gõ thể loại đường phố trong tên official như sau:

highway=*

name=Lê Hồng Phong

official_name=Đường Lê Hồng Phong

Ngoại lệ: đường mà tên chỉ có một chữ, cần thêm thể loại vào tên.

highway=*

name=Phố Huế

name:en=Hue Street

Khuyến khích đặt tên tiếng nước ngoài vào đường. Với tên tiếng nước ngoài, phải thêm thể loại đường phố. Trong trường này, dùng từ Street cho tên tiếng Anh. Ví dụ:

highway=*

name=Lê Hồng Phong

official_name=Đường Lê Hồng Phong

name:en=Le Hong Phong Street

Quốc lộ, đường tỉnh, huyện

Vì các tuyến đường này có tên bằng số, nên phải ghi thể loại vào. Bắt buộc ghi cả số đường.

highway=trunk

name=Quốc lộ 51

name:en=National Route 51

ref=QL.51

Đường cao tốc, xa lộ và các xa lộ chủ đạo của các đô thị. Ghi cả tên thể loại.

highway=trunk

name=Đại lộ Bình Dương (đại lộ này có tên tỉnh, đã dùng quen)

name:en=Binh Huong Highway

ref=QL.13


highway=motorway

name=Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

name:en=Ho Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay Expressway


Ngõ, hẻm

Các ngõ hẻm có tên bằng số hay chữ, đều phải thêm thể loại vào tên, và thêm con đường có liên quan đến hẻm ấy.

highway=service

service=alley

name=Ngõ Hạ Hồi

name:en=Ha Hoi Alley


highway=service

service=alley

name=Hẻm 60 Mạc Đĩnh Chi

name=Alley 60 Mac Dinh Chi

Mặt đường

Cần định rõ chất lượng mặt đường, dùng thẻ surface=*

Nhãn Giá trị Nghĩa Giải thích Link
Đường có lát
surface paved Đường được lát đường được lát trên mặt, không cần biết vật liệu là gì
surface asphalt Bê tông nhựa đường đường được trải bê tông nhựa đường. Ưu tiên sử dụng giá trị này.
surface concrete Bê tông đường được trải bê tông, đường "đan"
surface paving_stones Gạch lát đường đường lát gạch màu sắc để tăng thẩm mỹ, xe máy, ô tô có thể đi lại được
surface wood Gỗ Lối đi bằng gỗ
Đường không lát
surface unpaved Đường không được trải đường để tự nhiên, không được lát, và không biết rõ mặt đường là gì
surface earth Đường đất các đường ở nông thôn, đường mòn, đường bộ có nền đường là đất
surface gravel Đá dăm Lối đi lát sỏi, đá dăm sắc nhọn, loại đá dùng để lát nền trước khi trải bê tông nhựa đường

Địa danh

Không có tiêu chuẩn rõ ràng nào về việc gán nhãn, gắn thẻ cho các địa danh hành chính ở Việt Nam.

Do thực tế sử dụng bản đồ, việc gán nhãn cho các địa danh sẽ ưu tiên thực hiện theo đơn vị hành chính.

Thành thị

Đô thị

  • place=city Các thành phố lớn, bao gồm: thành phố trực thuộc trung ương, các thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh
  • place=town Các thị xã nhỏ, thị trấn, và một số xã có đông dân cư trong một huyện.

Khu vực nội thành của đô thị

Gán nhãn cho các đơn vị nhỏ hơn trong đô thị
Nhãn Giá trị Giải thích Ví dụ
Thành phố trực thuộc trung ương
place town quận nội thành Quận 1
place suburb phường trong quận Phường Đa Kao
place quarter khu phố Khu phố 1
place neighbourhood tổ dân phố Tổ 12
Thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã
place suburb phường Phường Thắng Tam
place quarter khu phố Khu phố 9
place neighbourhood tổ dân phố Tổ 3
Thị trấn
place neighbourhood khu phố trong thị trấn, có dân cư đông, và địa bàn gắn liền với thị trấn Khu 2, thị trấn Đồng Văn
place hamlet thôn, ấp ở tách rời, hoặc bản làng quy mô nhỏ, ít hơn 30 căn nhà
Các khu đô thị mới xây dựng, quy hoạch
place suburb khu đô thị quy mô lớn bằng hay nhiều hơn một phường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM
place neighbourhood khu đô thị, khu dân cư được quy hoạch, phát triển hầu hết các khu đô thị, khu chung cư, và khu nhà ở hiện nay

Ví dụ: Công ty 12

Các khu vực không chính thức, mang tính văn hóa
place neighbourhood Các địa danh quen thuộc, quy mô chỉ vài khu phố Chợ Cầu Muối
place suburb Khu phố cổ quy mô bằng hay lớn hơn một phường Phố cổ Hà Nội
place neighbourhood Khu phố cổ quy mô nhỏ hơn một phường Phố cổ Đồng Văn

Nông thôn

  • place=town Xã lớn, có quy mô và tầm quan trọng như một thị trấn. Thường được xem là thị trấn hoặc sắp được nâng cấp lên thị trấn

Ví dụ: xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu [1] gắn thẻ place=town vì là xã lớn, rất đông dân của huyện này.

  • place=village . Gắn cho hầu hết các xã trên nước Việt Nam.
  • place=neighbourhood Thôn, ấp của xã đông dân, nằm dính liền với trung tâm hành chính của xã.

Ví dụ: thôn Đông Hải, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu[2] gắn thẻ là place=neighbourhood, vì thôn này nằm trong khu dân cư lớn gắn với toàn bộ xã.

  • place=hamlet Thôn, ấp nhỏ, ít dân, nằm tách rời với trung tâm hành chính của xã. Có vài chục căn nhà.

Ví dụ: thôn Phước An, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gắn thẻ place=hamlet, vì thôn này nhỏ, nằm tách biệt và chủ yếu là nông thôn.

  • place=hamlet Các thôn, bản, buôn ở các vùng núi, vùng xa, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dùng nhãn này.


Ví dụ: Bản U Ma Tu Khoòng, xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.[3]

place=hamlet name=U Ma Tu Khoòng

  • place=locality Địa danh không phải thôn, ấp, có từ 0-5 căn nhà. Ví dụ: ngã ba, ngã tư trên quốc lộ.

Đặt tên

Khi đặt đơn vị hành chính, bắt buộc phải đặt tên địa danh bằng tiếng Việt và ít nhất một ngoại ngữ khác (tiếng Anh, Pháp, Trung).

Với các địa danh có số, phải đặt tên đầy đủ, với tên gọi thể loại địa danh đó. Ví dụ:

Ví dụ: Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

place=town

name=Quận 1 (quận là thể loại)

name:en=District 1

name:vi=Quận 1

Với các địa danh có tên là chữ, không cần đặt tên thể loại địa danh trong tiếng Việt. Hãy cố gắng ghi thể loại vào official_name. Ví dụ:

Ví dụ: Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

place=town

name=Hai Bà Trưng

name:en=Hai Ba Trung

name:vi=Hai Bà Trưng

official_name=Quận Hai Bà Trưng (quận là thể loại)

official_name:en=Hai Ba Trung District

official_name:vi=Quận Hai Bà Trưng

Ngoại lệ: Thành phố Hồ Chí Minh.

Với các địa danh khu phố, thôn, ấp, bản, cũng áp dụng tương tự như trên.

Trường học

Cần phải vẽ khuôn viên area cho một trường học, đặt tên cho trường này.

Ngôi trường

Vẽ một khuôn viên bao quanh trường học, gắn thẻ tên.

Các loại thẻ trường học
Nhãn Giá trị Ý nghĩa Giải thích
amenity kindergarten trường mẫu giáo Vẽ một area bao quanh khuôn viên trường, gắn thẻ này
amenity school trường tiểu học, trung học thông thường
amenity college trường cao đẳng, trường dạy nghề
amenity university trường đại học
Các thẻ phụ
name * tên trường name=Trường tiểu học Trần Hưng Đạo

name=Đại học Hà Nội

operator:type *

government

private

religious

loại trường: công, tư, tôn giáo operator:type=private (trường tư thục, dân lập)

Nếu vẽ trong iD, trình duyệt có thể gợi ý gắn tự động thêm thẻ building=yes cho toàn bộ khuôn viên. Cần phải bỏ thẻ này.

Lưu ý: có một số trường nằm trong 1 tòa nhà, không có khuôn viên cố định.

Các tiện ích trong khuôn viên trường

  • building=school Gắn thẻ cho một tòa nhà cụ thể, có chức năng dùng cho việc dạy học.
  • building=office Một tòa nhà riêng biệt, toàn bộ có chức năng làm văn phòng trường
  • building=dormitory hoặc building=residential Tòa nhà dùng làm Ký túc xá cho học sinh, sinh viên.
  • building=yes Bất kỳ tòa nhà nào, không biết chức năng sử dụng.
  • leisure=pitch Sân thể dục thể thao, vẽ bằng area cho toàn bộ khuôn viên sân. Gắn chung thẻ sport=*
  • amenity=toilets Toilet công cộng
  • amenity=flagpole Cột cờ
  • leisure=playground Khu vực có đu quay, thiết bị vui chơi
  • leisure=sports_hall dành cho tòa nhà thể dục, nhà thi đấu thể thao riêng của trường. Thường gắn chung với thẻ building=sports_hall
  • amenity=parking Area, khu vực đậu xe ô tô.
  • amenity=motorcycle_parking Area, khu vực đậu xe máy


Tôn giáo

Có nhiều loại cơ sở thờ tự khác nhau, từ miếu, am, gian thờ nhỏ cho tới các nhà thờ lớn, khuôn viên tu viện to lớn.

Cú pháp tổng quát:

  • amenity=place_of_worship
  • religion=*
  • denomination=*
  • building=* (church, temple, mosque)

Cách vẽ:

Vẽ tòa nhà chính (chùa, đền, miếu, nhà thờ) bằng thẻ building=*, sau đó gắn các thẻ amenity, religion và denomination như trên.

Nếu có khuôn viên (hàng rào, sân trống bao quanh nơi thờ tự), cần vẽ area bao quanh toàn bộ khuôn viên, gắn thẻ landuse=religious.

Một số tu viện quy mô lớn, có thể bao gồm nhiều tòa công trình nhỏ, thì gắn thẻ cho toàn bộ khuôn viên tu viện là:

  • amenity=place_of_worship
  • religion=*
  • denomination=*
  • landuse=religious

Các tôn giáo và chi phái

Danh sách các tôn giáo và chi phái, dùng cho thẻ religion=* và denomination=*
Nhãn Giá trị Nghĩa Giải thích
Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
religion vietnamese tôn giáo tín ngưỡng truyền thống Việt dùng cho các miếu thờ, đền thờ của tất cả tín ngưỡng cổ truyền của người Việt, bao gồm: đình làng, đền thờ, miếu thờ các anh hùng dân tộc, và đền thờ đạo Mẫu, chùa, miếu bà chúa xứ.
Tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa
religion chinese tôn giáo truyền thống Trung Hoa các miếu, hội quán của người Hoa, các đền thờ Quan công, Thiên Hậu, Quan Thánh, Quan Đế.

Lưu ý: nhiều miếu thờ này hay được dân địa phương gọi quen là "Chùa".

Đạo Cao đài
religion caodaism đạo Cao đài
denomination toa_thanh_tay_ninh Tòa thánh Tây Ninh là chi phái lớn nhất, có trụ sở ở Tây Ninh
denomination ban_chinh_dao Chi phái Ban chỉnh đạo Chi phái có trụ sở ở Bến Tre
Phật giáo
religion buddhist Phật giáo
denomination mahayana phái Bắc tông, đại thừa hầu hết phật giáo Việt Nam thuộc phái này
denomination theravada phái tiểu thừa, Nam tông đồng bào Khmer và một số ít người Việt theo phái này
denomination pure_land tịnh độ tông chi phái Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam
Đạo giáo, Lão giáo
religion daoist Lão giáo đền thờ Đạo giáo, Lão giáo.

Ví dụ: Chùa Quán Huyền Thiên, Hà Nội

Cơ đốc giáo
religion christian Cơ đốc giáo nói chung
denomination roman_catholic Công giáo thuộc Giáo hội Công giáo La Mã
denomination evangelical Tin lành Hội thánh Tin lành Việt Nam (2 hội thánh)
denomination baptist Baptist
denomination presbyterian Trưởng lão
denomination adventist Cơ đốc phục lâm
Hồi giáo
religion muslim Đạo Hồi
denomination sunni Phái Sunni Hầu hết đền giờ Hồi giáo ở Việt Nam theo phái này
Đền Ấn giáo
religion hindu Ấn giáo, đạo Bà-la-môn Các đền đạo Bà-la-môn của người Chăm, đền Ấn giáo ở Việt Nam

Các công trình phụ

  • memorial=statue Tượng
  • highway=service Đường chạy xe vào trong khuôn viên